Khác biệt cơ bản giữa Windows 32-bit và 64-bit
Để máy tính có thể làm việc tốt với RAM thì người dùng Windows sẽ cần chú ý vào 2 phiên bản 32-bit hoặc 64-bit. Hiểu theo cách đơn giản, 64-bit có khả năng xử lý RAM và ứng dụng tốt hơn so với 32-bit. Cụ thể, 64-bit có thể làm việc với bộ nhớ RAM có dung lượng trên 3,2GB (cũng có thể thấp hơn) đến 128GB (có thể lên đến 2TB tùy thuộc vào HĐH). Trong khi phiên bản 32-bit chỉ có thể nhận được bộ nhớ RAM tối đa là 3,2GB mà thôi. Vì vậy, nếu bạn cài đặt Windows phiên bản 32-bit trên một hệ thống máy tính sử dụng trên 3,2GB RAM thì coi như số dung lượng thừa sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Sử dụng Windows 64 Bit sẽ tốt hơn so với Windows 32 Bit!
Ở đây, tốt hơn trong trường hợp máy bạn đáp ứng đủ yêu cầu về phần cứng cho Windows 64-bit chạy ổn định, không bị lag, giật. Thông thường, HĐH sẽ kiểm tra phần cứng trước khi cho phép bạn cài hay không.
Việc sử dụng Windows 64-bit hết sức có lợi. Bởi vì các chương trình 32-bit có thể chạy được trên đó. Trong khi các chương trình 64-bit như Adobe After Effect lại không cho phép cài đặt trên Windows 32-bit.
Window 64-bit tận dụng được hết lượng RAM mà chúng ta có. Ví dụ ta có một cây RAM 4GB nhưng chỉ cài HĐH 32-bit thì vô tình đã lãng phí đi gần 1GB bởi HĐH không nhận được hết.
Với Windows 64-bit bạn có thể nâng cấp RAM đến tối thiểu 128 GB. (Có thể dùng tới 2TB RAM nếu bạn đang dùng Windows 10 64-bit)
Xử lý công việc trên nền 64-bit sẽ nhanh hơn, hiệu quả và bảo mật hơn bởi nó tận dụng được hết dung lượng RAM. Hỗ trợ tốt cho các công việc liên quan đến đồ họa.
Vì những lý do trên mà đa số các laptop, PC hiện nay đều được trang bị cấu hình phần cứng hỗ trợ HĐH 64-bit.
Hướng dẫn cách xem máy tính đang chạy win 32bit hay 64bit
Để xem bạn đang sử dụng phiên bản 32-bit hay 64-bit thì các bạn làm như sau: Nhấn chuột phải vào My Computer (This PC) trên Desktop => chọn Properties.
Tại phần System type chính là phiên bản bạn đang sử dụng.
Ngoài ra, bạn có thể vào ổ cài đặt Windows để xem. Nếu có thấy trong đó có một thư mục Program Files (x86) và một thư mục Program Files thì đó là bản 64-bit. Trường hợp chỉ có thư mục Program Files là bản 32-bit
Kiểm tra khả năng chạy Windows 64-bit của hệ thống
Nếu như khi mua, bạn không biết thông tin chính xác về phiên bản CPU bạn sử dụng có hỗ trợ công nghệ 64-bit hay không thì bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để xem thông tin về khả năng hỗ trợ của CPU đó.
Cách 1: Tải phần mềm CPU-Z để xem. Tại giao diện chính bạn để ý tại phần Instructions có hỗ trợ EM64T không nhé. Nếu không có tức là máy tính bạn không hỗ trợ phiên bản 64-bit.
Cách 2: Mở hộp thoại run bằng cách bấm giữ Windows + R. Gõ “msinfo32” => Enter. Bảng thoại hiện lên, bạn chỉ cần chú ý dòng System Type. Nếu là x64-based PC thì máy bạn có khả năng chạy Windows 64-bit.
Còn nếu hiện dòng x86-based PC thì máy bạn không hỗ trợ chạy Windows 64-bit rồi nhé.
Lưu ý: Bạn không thể nâng cấp từ phiên bản HĐH Windows 32-bit lên phiên bản 64-bit và ngược lại. Nếu muốn cài đặt bản 64-bit, bạn phải cài đặt lại hệ thống từ đầu. Bạn cần chú ý tiến hành sao lưu dữ liệu trước khi cài đặt.
Tại sao hệ điều hành 32-bit gọi là x86?
Đó là bởi vì khi HĐH Windows đầu tiên ra đời, chỉ có Intel và IBM cung cấp các thiết bị phần cứng. Windows 3.1 là HĐH 32bit ra đời, lúc này nhà cung cấp phần cứng như CPU, Mainboad chủ yếu là Intel sản xuất các dòng series kiểu như là 386, 586, 786. x86 là đại diện cho các sản phẩm của Intel thời bấy giờ. Vậy nên từ đó đến nay x86 vẫn được sử dụng để gọi thay thế Windows 32-bit.
Trả lời