Điểm danh 7 nguyên nhân khiến laptop chạy chậm hoặc nặng hơn

Việc sở hữu một chiếc laptop ngày nay đã trở nên đơn giản hơn, nhưng việc sử dụng làm sao cho hiệu quả và phù hợp thì đó lại là những việc khó. Đôi lúc bạn gặp phải tình trạng laptop chạy chậm hoặc nặng hơn vô cùng khó chịu khi sử dụng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này để có những cách khắc phục hợp lý nhất nhé.

Phân mảnh ổ cứng

Sự phân mảnh các tệp tin trên máy tính là nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn hoạt động chậm như rùa, đôi khi còn lag giật. Để chống phân mảnh cho máy tính bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

(Đối với hệ điều hành Windows XP/Vista/7)

Vào My Computer => kích chuột phải => Properties => Tools => Defragment Now => Defragment (Lưu ý: Trong khi chương trình đang chạy, bạn không nên sử dụng máy tính).

Đặt lapptop không đúng chỗ

Không phải laptop chỉ cần đặt ở nơi sạch sẽ và thoáng mát là đủ, bạn phải đảm bảo rằng một nơi đó có thể tản nhiệt tốt để giúp máy không bị nóng. Những nơi như sàn nhà thường được đặt nhưng mọi người không để ý đến sàn nhà là nơi hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt lâu. Bạn hãy đặt nó trên bàn, nếu đặt trên sàn nhà thì hãy thường xuyên di chuyển máy giúp máy tản nhiệt tốt hơn.

Máy tính bị ẩm ướt do dính nước

Máy tính bị nhiễm nước do không may bị nước đổ vào cũng là nguyên nhân gây ra hệ quả máy tính chạy châm. Bạn cứ rằng máy tính bị đổ nước có thể lau bằng khăn khô sẽ không ảnh hưởng gì. Điều đó sai lầm hoàn toàn, máy tính bị đổ nước khả năng cao bị ngấm vào các vi mạch bên trong của máy tính. Do đó, khi bị nước đổ vào bạn hãy mang ngay ra trung tâm bảo dưỡng sửa chữa điện thoại để sấy khô an toàn.

Quá nhiều file tạm

Các file tạm thời (Temp File) xuất hiện trong quá trình hoạt động của ứng dụng hay trình duyệt web của máy. Sau khi bạn sử dụng xong và tắt các ứng dụng đó, Windows lại quên không xóa các file đó đi. Sau thời gian dài sử dụng, số file tạm trên máy ngày càng nhiều, chiếm một phần dung lượng đáng kể của ổ cứng máy sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của máy tính đi rất nhiều.

Để ngăn ngừa tình trang này xảy ra, bạn i bật chế độ Show hidden files, folders trong tab View của Folder Options, bỏ chọn mục Hide protected operating system files (giấu các file hệ điều hành được bảo vệ). Vào đường dẫn: Windows/Temp và Documents and Settings\Username\Local Settings\Temp và dọn dẹp. Hoặc bạn có thể sử dụng các phần mềm dọn rác máy tính phổ biến hiện nay như CCleaner..

 

Không đựng máy tính trong túi chống sốc

Túi chống sốc được sản xuất để giúp máy tính của bạn được bảo vệ tốt hơn khi di chuyển. Bỏi vì khi di chuyển, máy tính bạn đeo có thể bị va đập dễ khiến các bộ phận và linh kiện của máy hỏng hóc khiến máy tính chạy chậm hơn.

Tự sửa chữa laptop

Tự sửa laptop không phải lúc nào bạn cũng khắc phục được các lỗi của nó. Khi gặp một số vấn đề lớn bạn không nên tiếc tiền đem ra trung tâm sửa chữa bảo hành máy tính uy tín để sửa. Vì đôi lúc những lỗi đó chỉ có các “bác sĩ” máy tính mới tìm ra đúng bệnh và chữa hiệu quả. Bạn nên chú ý vần đề này vì đôi khi bạn chưa lợn lành thành lợn toi, các bác sĩ lại bó tay.

Sạc máy tính trong thời gian dài mà không rút

Có lẽ đây là nguyên nhân mà ít người không để ý và cho rằng nó không có hại gì cho máy tính. Nếu bạn đang có những suy nghĩ này thì hãy tự kiếm điểm bản thân của mình lại ngay. Laptop phải sử dụng pin để hoạt động, sau khi sử dụng hết người dùng phải sạc đầy cho máy để có thể sử dụng ở những lần tiếp theo. Khi đã sạc pin bạn không nên vừa sạc vừa sử dụng nó sẽ làm cho nhiệt độ của máy càng cao, máy nóng nhanh hơn. Cắm sạc lâu sẽ khiến pin máy ngày một chai đi, làm giảm tuổi thọ pin xuống đáng kể nếu như máy tính của bạn không được hỗ trợ Adapter tự ngắt điện.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan